Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách trị nhanh nhất ra sao?

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Bệnh đau mắt đỏ do vi trùng hoặc siêu vi rất dễ lây truyền từ người này sang người khác, trong khi đau mắt đỏ do dị ứng là do tiếp xúc với dị ứng nguyên và mang tính cá nhân. Đau mắt đỏ đa số không gây nguy hại đáng kể, nhưng bệnh nhân thường trải qua những cảm giác không dễ chịu quanh mắt khi bị nhiễm, như cộm, xốn, chảy nước mắt. Sau đây là bốn đường lây thường gặp nhất của bệnh:

benh-dau-mat-do-trieu-chung-va-cach-dieu-tri

Dùng chung đồ vật.

Siêu vi và vi trùng có thể dễ dàng truyền từ người này sang người khác thông qua dùng chung đồ vật nhiễm khuẩn. Khi bệnh nhân lấy tay chạm vào mắt nhiễm bệnh, sau đó chạm vào một đồ vật khác, đồ vật đã nhiễm khuẩn và do vậy, khi người khác chạm vào, và lại lấy tay dụi mắt, vi trùng hoặc siêu vi đã dễ dàng truyền bệnh từ người này sang người khác.

Xem thêm:

CẢNH BÁO: HIỆN NAY CÓ HÀNG TRIỆU PHỤ NỮ ĐANG ĐÁNH SON MÔI THEO KIỂU “TỰ SÁT”

Ho hoặc ắt xì.

Khi người bệnh ắt xì hoặc ho khác, vô tình đã truyền siêu vi/vi trùng vào không khí. Bất kỳ người nào tiếp xúc với môi trường này đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Dị ứng nguyên.

Một số thành phần trong không khí như phấn hoa, khói bụi, lông thú là nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ dị ứng. Các dị ứng nguyên này kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại các kích thích từ ngoài vào, do vậy không có khả năng lan truyền từ người sang người, mà tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi cá nhân.

Phơi nhiễm herpes.

Herpes cũng là một nguyên nhân gây đau mắt đỏ do siêu vi. Bệnh nhân nhiễm herpes sẽ có biểu hiện bóng nước và đau nhức vùng quanh mắt, kèm theo viêm và tình trạng tăng tiết nước mắt.

Cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh nhất

Hơn 65% ca đau mắt đỏ tự giới hạn mà không cần điều trị trong vòng 2-5 ngày. Do vậy, đa phần bệnh nhân không cần thiết uống thuốc kháng sinh. Lạm dụng thuốc khác sinh hoặc tự sử dụng thuốc gây tăng cao tình trạng kháng kháng sinh trong dân số.

Xem thêm:

ĐÁNH TAN NỖI LO CỐM NHUỘM PHẨM MÀU

Do virus.

Bệnh thường tự giới hạn trong vòng 12 ngày mà không cần điều trị đặc biệt gì. Điều trị nâng đỡ và triệu chứng là chủ yếu, với các thuốc kháng histamine tại chỗ ( như diphenhydramine ) hoặc thuốc nhỏ bền tương bào ( nedocromil, iodoxamine )

Do dị ứng.

Với những trường hợp nhẹ, sử dụng nước mắt nhân tạo đôi khi giúp làm giảm tình trạng khó chịu cho bệnh nhân. Những trường hợp nặng hơn, có thể dùng thuốc chống dị ứng non-steroids và thuốc kháng histamine. Đau mắt đỏ dị ứng mạn tính có thể phải dùng đến steroids, sau khi đã loại trừ đau mắt đỏ do herpex simplex.

Do vi trùng.

Bệnh đau mắt đỏ do vi trùng có thể tự phục hồi sau 1-2 tuần nếu không điều trị, và trong 1 tuần nếu được điều trị. Thuốc khánh sinh chỉ giúp đẩy nhanh tốc độ lành thương, chỉ nên dùng khi triệu chứng không thuyên giảm sau 3 ngày. Fluoroquinolones, sodium sulfacetamide, trimethoprim/polymyxin có thể được chỉ định, thường từ 7-10 ngày.

Do hoá chất.

Đau mắt đỏ do hoá chất nên được điều trị với các dung dịch rửa mắt như Saline hoặc Ringer’s lactate. Bỏng mắt do hoá chất là trường hợp cấp cứu y khoa, có thể gây sẹo hoặc chấn thương nội nhãn. Khi bị đau mắt đỏ do hoá chất, dù tay sạch hay không cũng không được chạm vào mắt, sẽ làm tăng tiếp xúc và lan hoá chất sang mắt còn lại.

Phòng bệnh đau mắt đỏ

  • Phương pháp phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất là không dùng tay nhiễm bẩn dụi vào mắt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tiêm phòng một số virus chính gây bệnh đau mắt đỏ như adenovirus, haemophilus influenzae, pneumococcus và neisseria meningitidis.
  • Cần tránh tiếp xúc với người đang bị đau mắt đỏ để tránh lan truyền bệnh.
  • Dung dịch nhỏ mắt povidone-iodine được dùng nhằm phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em sau sinh.
  • Cần tuyên truyền và giáo dục vấn đề giữ vệ sinh mắt đối với người dân và đặc biệt là những gia đình có con nhỏ.
, ,