Chì trong son môi? Hàng triệu phụ nữ đang tô son môi mỗi ngày mà không hề cân nhắc đến sự nguy hiểm của các hóa chất ẩn đằng sau đó. Một nguyên cứu trong chiến dịch mỹ phẩm an toàn (Campaign for Safe Cosmetics) và FDA Hoa Kỳ đã công bố tìm thấy chì và các kim loại nặng ở nhiều loại son môi khác nhau. Cho dù đó là son môi đắt tiền hay rẻ tiền. Chỉ cần nhiễm một lượng chì – chất độc thần kinh nhỏ xíu cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng con người.
Chuyện gì xảy ra nếu bạn bị nhiễm với độc chì?
- Đây là chất độc thần kinh: gây rối loạn hành vi, khả năng học tập và ngôn ngữ
- Giảm khả năng sinh sản cả nam và nữ
- Biến đổi hóc-môn và làm kinh nguyệt không đều
- Làm chậm tuổi dậy thì ở bé gái, làm chậm sự phát triển tinh hoàn ở bé trai.Do đó, bạn không nên tô son môi cho trẻ và chia sẻ thông tin này cho mọi người cùng biết để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Campaign for Safe Cosmetics đã tiến hành một nghiên cứu – “A Kiss Poison” vào năm 2007 có kết quả 20/33 số thỏi son được kiểm tra đều chứa chì ở các mức độ khác nhau. Mức độ này có giới hạn từ từ 0,03 ppm đến 0,65 ppm. (ppm: phần triệu) Tuy nhiên dù ở nồng độ nhỏ nhất thì chì cũng gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm:
ĐÁNH TAN NỖI LO CỐM NHUỘM PHẨM MÀU
Tô son chỉ một chút làm sao bị nhiễm độc chì?
Các nhà nguyên cứu cảnh báo rằng hàng ngày phụ nữ đánh son từ 2 đến 14 lần. Trong điều kiện tiếp xúc với hóa chất tô lên môi, sau đó qua đường ăn uống vào trong cơ thể khoảng 87 mg sản phẩm son môi một ngày. Hãy tưởng tượng bạn tô son mỗi ngày, một năm 365 ngày thì lượng chì mà bạn hấp thụ là bao nhiêu? Bạn đã dùng son được bao nhiêu năm rồi? Đến lúc này bạn sẽ biết rằng đó không phải là con số nhỏ như bạn nghĩ!
Vậy chỉ cần lựa chọn son môi tốt là được?
Năm 2014, FDA lại tiến hành thử nghiệm thành phần chì chưa trong son, nhưng lần này kết quả còn đáng cảnh báo hơn: 400 loại son trên thị trường nhiễm chì, nồng độ chì giao động từ 0,9-3,06 ppm, cao gấp 3 lần nghiên cứu năm 2010 được Campaign for Safe Cosmetics trước đó. Vậy thì bạn có chắc thỏi son bạn đang cầm trên tay không nằm trong 400 loại son bị nhiễm chì đó?
Chì không phải là mối lo duy nhất?
Một nghiên cứu tại trường đại học California báo cáo tìm thấy 9 loại chất độc kim loại nặng bao gồm crom, cadmium, nhôm, mangan, và chì trong 8 thỏi son lì và 24 cây son bóng.
Vậy mua son đắt tiền là can toàn?
Chị em phụ nữ nên lưu ý rằng. Chì không được lên thành phần trên nhãn của sản phẩm. Tuy nhiên, thành phần độc hại chì lại được tìm thấy ở nhiều loại son môi từ giá rẻ đến những sản phẩm đắt tiền.
Xem thêm:
SẢN PHỤ KHÔNG TIỀN XIN VỀ NHÀ CHẾT ĐƯỢC BÁC SỸ MỔ CỨU SỐNG
Vậy làm sao để nhận biết son có chì hay không khi mua?
Có một cách mà các chị em thường hay dùng đó chính là tô son lên tay sau đó dùng chiếc nhẫn vàng chà lên vết son nhiều lần. Nếu son ngã sang màu đen sẫm thì chứng tỏ có nhiều chì bạn nên cẩn trọng không nên sử dụng.
Một số cách để bảo vệ trước chất độc chì có trong son
- Chia sẻ thông tin này để mọi người cùng biết và nâng cao nhận thức bảo về sức khỏe
- Xem xét việc cắt giảm số lần dùng son hàng ngày.
- Không để trẻ chơi với son môi, không thoa son môi cho trẻ. Trẻ em dễ bị tổn thương trước tác động của chì, có thể gây trở ngại với sự phát triển bình thương của não trẻ.